Tìm nội dung trên Blog

Friday, November 10, 2023

[Infographic] Tuyển dụng và giữ chân GenZ - Những điều cần biết

[Infographic] Tuyển dụng và giữ chân GenZ - Những điều cần biết

Tuyển dụng và giữ chân gen Z

Làm thế nào các chuyên gia tuyển dụng có thể quản lý và giữ chân nhân viên Gen Z một cách hiệu quả? Đây là câu hỏi luôn được các công ty đặt ra khi Gen Z được dự đoán sẽ chiếm 30% lực lượng lao động vào năm 2030 và mang đến những thách thức riêng.

Bất chấp tầm quan trọng của Gen Z trong lực lượng lao động, nhiều nhà quản lý tuyển dụng không biết cách ứng xử với nhân viên thuộc thế hệ này. Trên thực tế, cứ hai nhà quản lý tuyển dụng thì có một người gặp khó khăn trong việc kết nối với nhân viên Gen Z mới.

May mắn thay, có nhiều cách để vượt qua những thách thức này:
  • Người quản lý tuyển dụng có thể thiết lập những kỳ vọng rõ ràng để tạo động lực cho Gen Z.
  • Tạo dựng môi trường làm việc tôn trọng, minh bạch cũng là yếu tố then chốt giúp nhân viên có thể xây dựng những mối quan hệ thân thiết, có ý nghĩa.
  • Giao tiếp thông tin có chủ ý và ngắn gọn sẽ giải quyết tình trạng quá tải thông tin mà Gen Z phải đối mặt.
  • Bằng cách hiểu sâu hơn cách tạo động lực cho Gen Z, các doanh nghiệp có thể giữ chân họ.

Nguồn: AdobeHR

Wednesday, July 12, 2023

Bộ cài Camtasia 2022 full bản quyền, cập nhật mới nhất

ĐTC - Bộ cài Camtasia 2022 full bản quyền, cập nhật mới nhất


Với những người sản xuất nội dung video như người làm đào tạo, biên tập và sản xuất video... thì phần mềm Camtasi là 1 cái tên quá quen thuộc. Trong bài viết này ĐTC sẽ chia sẻ anh chị em bộ cài Camtasia 2022 full bản quyền, cập nhất mới nhất.

Camtasia 2022 là trình chỉnh sửa video mạnh mẽ và hoành tráng của Techsmith, cho phép bạn quay lại các thao tác và hình ảnh trên màn hình một cách chuyên nghiệp bằng trình ghi hình tốt nhất.

Sở hữu Camtasia Studio 2022, bạn có thể ghi lại hoạt động trên màn hình của màn hình cùng với video và âm thanh từ mic hoặc ứng dụng bên thứ 3 của bạn. Bạn có thể chọn thủ công khu vực ghi màn hình, camera cũng như nguồn âm thanh với vài cú click chuột.

Ngoài ra, Camtasia 2022 còn có trình chỉnh sửa video tích hợp cho phép bạn loại bỏ các phần không mong muốn, thêm vào các hiệu ứng để nâng cao video của bạn và có thể sử dụng nhiều chủ đề khác nhau, chú thích, nền hoạt hình, chuyển tiếp, âm thanh và hiệu ứng video.

Download bộ cài Camtasia 2022

Hướng Dẫn Cài Đặt Và Kích Hoạt Bản Quyền Camtasia 2022

Đây là cách duy nhất hiện tại có thể kích hoạt bản quyền Camtasia 2022. Các cách cũ và file kích hoạt cũ ở các phiên bản trước có đầy trên mạng nhưng sẽ không còn sử dụng được ở bản 2022 mới này. Nên bạn hãy download về và làm theo hướng dẫn dưới đây nha.

Bước 1: Tải và giải nén tập tin phía trên.
Bước 2: Chạy Setup để cài đặt.


Bước 3: Bạn tích chọn Accept the License Terms sau đó chọn Options để hiện ra bản dưới đây. Bạn tích bỏ chọn Start Camtasia 2022 after installation để Camtasia không tự mở sau khi cài xong và nhấn Continue để tiếp tục.


Bước 4: Chờ quá trình cài đặt hoàn tất. Sau khi cài đặt xong, bạn hãy bấm Finish. Nếu phần mềm khởi động lên hãy tắt nó đi.

Bước 5: Bạn hãy vào thư mục vừa giải nén ở bước 1, mở thư mục FILE KICH HOAT


Bước 6: Vào ổ C tìm đến thư mục Program Files/ TechSmith/ Camtasia 2022 và Paste các file vừa copy trong thư mục trên vào.


Bước 7: Bấm Continue liên tục cho tới khi kết thúc. Bây giờ bạn hãy bật phần mềm lên > Chọn New Project

Chọn No nếu có thông báo bật lên


Bước 8: Bạn hãy chọn Edit trên góc phải > chọn Preferences…Qua tab Advanced > bỏ tick ô Enable automatic upgrade check và click OK



Như vậy là bạn đã hoàn thiện và sở hữu phần mềm C@mtasia 2022 mới nhất với nhiều tính năng xịn xo để có thể ghi màn hình, biên tập, chỉnh sửa video đơn giản và vô cùng mạnh mẽ.
Đây là 1 phần mềm không thể thiếu được cho những khóa học Online về Ms Project của Đàm Tài Cap.
Hẹn gặp các bạn trong các video bài học về Ms Project trong thời gian sắp tới được biên tập trên Camtasia 2022 này nhé.
Chúc bạn thành công!


Friday, June 9, 2023

[Excel Templates] Bộ file Excel mẫu hỗ trợ quản lý, quản lý dự án

[Excel Templates] Bộ file Excel mẫu hỗ trợ quản lý, quản lý dự án

Trong post này PMx sẽ tập hợp và chia sẻ tới bạn những file mẫu Excel (Excel Templates) để hỗ trợ cho bạn trong việc quản lý quản lý dự án. Từ những file quản lý công việc cá nhân tới quản lý đội nhóm, quản lý thông tin dự án (tiến độ, chi phí...), các form mẫu đánh giá (rủi ro, hiệu quả dự án...) hay các form mẫu để xuất, trao đổi thông tin trong quản lý, quản lý dự án...


Hy vọng với những file excel templates được PMx chia sẻ dưới đây sẽ mang lại cho bạn thêm những tài liệu hữu ích cho việc quản lý của mình. Và với sự sáng tạo thêm của bạn từ những file Templates excel có sẵn này bạn sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hơn mỗi ngày.

1. [Excel Template] Bảng điều khiển quản lý dự án - Project Management Dashboard (PMD)

Link download: TẠI ĐÂY

2. [Excel Template] Lập tiến độ Gantt chart trên excel


Link download: TẠI ĐÂY

3. [Excel Template] Quản lý công việc với Todo list

Link download: TẠI ĐÂY

4. [Excel Teamplate] Quản lý hiệu quả dự án với Earned Value Management (EVM)



Link download: TẠI ĐÂY

UPDATING.... (Bạn hãy lưu hoặc follow bài viết này để nhận những form mẫu mới nhất từ PMx nhé.

Để download các file Excel Template trên bạn cần click vào link và lựa chọn như hình mình họa bên dưới:


Hãy like, share post này để lan tỏa những file Excel templates giá trị này tới bạn bè, đồng nghiệp và cùng ứng dụng để tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian công sức hơn mỗi ngày cho mọi người.

Thành công cho bạn!

---------------------------
Khóa học công cụ Lập tiến độ dự án cho người mới bắt đầu. Theo dõi thông tin trên page Microsoft Project Việt Nam

4 Bộ ebook không thể thiếu dành cho nhà quản lý

4 Bộ ebook không thể thiếu dành cho nhà quản lý

Nếu bạn là 1 người làm quản lý thì chắc bạn cũng đồng tình với PMx rằng ngoài kỹ năng chuyên môn thì những kỹ năng khác cũng rất cần thiết như Kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức cuộc họp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng kiểm soát chi phí, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng huấn luyện đào tạo, kỹ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng tuyển dụng đãi ngộ, kỹ năng tư duy chiến lược, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng lập kế hoạch...


Tất cả những kỹ năng trên bạn sẽ tìm được trong 4 Bộ ebook dành cho quản lý dưới đây mà PMx sưu tầm được chia sẻ cho bạn, hãy điền form thông tin và lựa chọn tài liệu bạn muốn nhận bên dưới, và check email bạn sẽ nhận được link download 4 bộ ebook hữu ích này từ PMx.

Bộ Ebook Business Edge

Bộ Ebook Cẩm nang kinh doanh Harvard


Bộ Ebook Cẩm nang quản lý hiệu quả


Bộ Ebook Creating Success

Theo 1 chia sẻ của thầy Phạm Thành Long thì có 8 lợi ích thiết yếu khi bạn đọc sách thường xuyên:
1. Nâng cao kiến thức
2. Cải thiện sự tập trung
3. Tăng cường tư duy
4. Mở rộng vốn từ ngữ
5. Cải thiện trí nhớ
6. Giải trí, giảm căng thẳng
7. Kích thích tinh thần
8. Tăng tuổi thọ


Là 1 người làm quản lý, chắc bạn cũng phải có thói quen và phải xây dựng thói quen đọc sách, không chỉ là sách về lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng liên quan mà còn sách về các công cụ, phần mềm, khóa học quản lý khác. PMx hy vọng sẽ là nơi góp phần cho sự phát triển sự nghiệp quản lý của bạn.

Nếu chia sẻ 4 Bộ ebook dành cho quản lý này của PMx hữu ích, hãy bấm LIKE, CHIA SẺ bài viết này nhé và cho PMx 1 lời cảm ơn và đánh giá 5* cho địa chỉ PMx trên Google Map TẠI ĐÂY nhé.

[Infographic] Cập nhật những thay đổi PMBOK 7th edition và 6th edition

Trong nhiều thập kỷ trôi qua, tài liệu Hướng dẫn khung kiến thức quản lý dự án/ A Guide to tthe Project Management Body of Knowledge (PMBOK Guide) luôn là 1 tài liệu tham khảo quan trọng và hiệu quả cho hầu hết các dự án và những người làm quản lý dự án.


Một điều đặc biệt đối với tài liệu PMBOK là nó luôn được điểu chỉnh, cải tiến, và phát triển thích nghi qua nhiều năm.

Vào ngày 1/7/2021 vừa qua PMI đã chính thức công bố PMBOK phiên bản thứ 7 (PMBOK 7th edition) với rất nhiều cập nhật thay đổi so với phiên bản thứ 6 (PMBOK 6th edition) trước đó. Hãy cùng PMx điểm qua những thay đổi đáng kế trong 2 tài liệu này nhé.

Và phiên bản thứ 7 này của PMBOK cũng là tài liệu dùng cho việc ôn luyện và thi lấy chứng chỉ PMP hiện nay của PMI. 

Đặt mua sách PMBOK 7th TẠI ĐÂY

Link ebook PMBOK 7th Pdf và các tài liệu luyện thi chứng chỉ PMI khác. Download TẠI ĐÂY

 

Một số đơn vị đào tạo luyện thi lấy chứng chỉ PMP uy tín hàng đầu Việt Nam bạn có thể tham khảo:

https://www.atoha.com/

http://ipmac.vn/

https://fmit.vn/

https://pma.edu.vn/

https://bittrain.coach/

https://antdemy.vn/

[Infographic] 8 Tư duy khác biệt giữa lãnh đạo bình thường và lãnh đạo giỏi

Nhà quản lý thành công nhất là những người luôn được nhân viên tôn trọng và dễ dàng làm theo họ, đồng thời cũng là những nhà quản lý có khả năng được thăng chức nhiều nhất.



Giữa 1 lãnh đạo bình thường và 1 lãnh đạo giỏi họ khác nhau gì niềm tin cốt lõi về: môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, quản lý, nhân viên, động cơ làm việc, sự thay đổi, công nghệ thông tin, công việc.

8 Tư duy khác biệt giữa lãnh đạo bình thường và lãnh đạo giỏi

Vị trí quản lý dự án và những yêu cầu khi ứng tuyển

 

Trong công ty, tập đoàn của bạn chắc hẳn bạn thường nghe về vị trí Quản lý dự án/ Project Manager. Nhưng bạn vẫn chưa biết trong thực tế vị trí này sẽ làm gì và một nhân sự cần có những yếu tố nào để đảm nhiệm được vị trí đó. Nhằm giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng PMx theo dõi chia sẻ chi tiết trong nội dung dưới đây.

1. Vị trí Quản lý dự án/ Project Manager là gì?

Quản lý dự án/ Project Manager (PM) là người được công ty/doanh nghiệp chỉ định, giao nhiệm vụ lên kế hoạch, thực thi, đo lường kết quả dự án theo mục tiêu ban đầu.
Có thể hiểu nôm na, Project Manager là vị trí có sức ảnh hưởng đến sự chi phối công việc của các dự án. Nhiệm vụ chính của họ là lên kế hoạch, dự trù ngân sách, phân phối nhân lực, tài liệu,... từ khi chuẩn bị cho đến khi dự án hoàn thành.

Thêm vào đó, người đảm nhiệm vai trò này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án trước công ty/doanh nghiệp, đảm bảo mọi thứ được vận hành đúng tiến độ, liên tục theo dõi, báo cáo và cập nhật tiến trình cho các bên có liên quan.

2. Vai trò và nhiệm vụ của Quản lý dự án/ Project Manager

2.1 Vai trò
Trong một quy trình làm việc, công việc của Project Manager đóng vai trò như một người chủ trì, thực hiện lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh trong suốt quá trình dự án diễn ra. Họ đảm nhiệm vai trò phân chia công việc đến từng nhóm, cá nhân, theo dõi tiến độ, yêu cầu của dự án nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi nhất. Do đó, Project Manager được xem là một vị trí hết sức quan trọng trong các công ty.

2.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện giám sát tổng thể dự án về mọi mặt mà ít khi tham gia vào quá trình trực tiếp tạo ra kết quả.
- Tuyển dụng, xây dựng các đội nhóm phù hợp với tính chất công việc.
- Đảm bảo các công cụ, kỹ thuật cần thiết.
- Dự báo trước các rủi ro có thể gặp phải để chuẩn bị các phương án dự phòng.
- Là cầu nối để thực hiện các yêu cầu của ban giám đốc bằng cách phân chia nguồn lực, thời gian, công việc cho các bên liên quan.

3. Mô tả chi tiết công việc của Quản lý dự án/ Project Manager

3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

- Làm việc trực tiếp với các bên liên quan như lãnh đạo công ty, đối tác, khách hàng,... để thống nhất về yêu cầu, mục tiêu dự án.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể, từ đó chia nhỏ thành các giai đoạn cũng như đề xuất các chương trình để các bên liên quan cùng phối hợp nhằm theo sát mục tiêu.

- Đảm bảo các thông tin, nguồn lực cần thiết để tối ưu dự án.

3.2 Quản lý các bên liên quan đến dự án và quản lý nguồn lực

- Đóng vai trò là cầu nối, Project Manager cần đảm bảo luồng thông tin thông suốt, đồng bộ giữa các bên có liên quan (khách hàng, thành viên dự án,...).

- Phân bổ nhân sự, tài chính hợp lý cho các giai đoạn công việc, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất thêm hay cắt giảm nguồn lực để phù hợp với tình hình thực tế, tránh lãng phí.

- Phân chia công việc cho các cá nhân, đội nhóm phù hợp với thế mạnh của từng người.

- Thường xuyên tham gia các cuộc họp với khách hàng để nắm rõ nhu cầu của họ cũng như cập nhật thông tin, báo cáo tiến độ và xử lý các vướng mắc để tìm hướng giải quyết với các bên liên quan.

3.3 Quản lý ngân sách, chất lượng và tiến độ dự án

- Theo dõi sát sao các đầu mục công việc của dự án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

- Giám sát các khoản chi ngân sách, tối ưu chi phí và phát hiện kịp thời các dấu hiệu biển thủ, chiếm đoạt tài sản để xử lý kịp thời.

- Thực hiện đo lường, đánh giá hiệu quả dự án bằng các công cụ chuyên môn.

Project Manager và những yêu cầu công việc khi ứng tuyển
Project Manager dự trù và quản lý ngân sách

3.4 Quản lý những rủi ro, xung đột của dự án

- Là người đứng ra giải quyết chính, làm việc với các bên liên quan để đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề nếu có phát sinh xảy ra.

- Nếu vấn đề vượt tầm kiểm soát, cần báo cáo ngay lên cấp trên để xử lý.

- Cứng rắn, quyết đoán để đưa ra các quyết định cũng như mềm dẻo, khích lệ các thành viên làm việc với tinh thần thoải mái nhất để cùng hướng đến kết quả chung.

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí Quản lý dự án/ Project Manager

Để tuyển dụng vị  trí Quản lý dự án/ Project Manager, các công ty thường đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, theo CareerBuilder đã tổng hợp và lọc ra một số tiêu chí chung sau đây bạn có thể tham khảo:

- Tốt nghiệp trình độ đại học hoặc sau đại học với chuyên ngành liên quan.
- Tiếng Anh 4 kỹ năng tốt.
- Ưu tiên ứng viên có trên 3 năm kinh nghiệm.
- Hiểu rõ các nghiệp vụ chuyên môn của ngành nghề.
- Đã từng “thực chiến” nhiều dự án và đạt được thành tích nổi bật.
- Kỹ năng định hướng, lãnh đạo, giao tiếp tốt.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ, dám đương đầu với thách thức.
- …

5. Những kỹ năng cần có để trở thành một người Quản lý dự án/ Project Manager giỏi

5.1 Kỹ năng lãnh đạo

Về bản chất, trong thực tế, vị trí Quản lý dự án/ Project Manager chính là người đứng đầu dự án, chịu trách nhiệm cho việc hoạch định, định hướng và lãnh đạo dự án đi theo đúng kế hoạch đã đề ra theo từng giai đoạn cụ thể.

5.2 Kỹ năng tổ chức/hoạch định

Trong một dự án, người được chọn là Project Manager bắt buộc phải có kỹ năng lập kế hoạch bởi đây được xem là công việc chính. Các bản kế hoạch này được tạo nên căn cứ vào mục tiêu chính, tổng thể, từ đó sẽ phân chia thành các mục tiêu nhỏ hơn tương ứng với các công việc cụ thể ở từng giai đoạn. 

Một bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết, đúng hướng và phù hợp với điều kiện thực tế sẽ giúp cho quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy, suôn sẻ hơn và rút ngắn con đường tiến đến điểm đích. Đây được xem là nền tảng quan trọng, chi phối đến toàn bộ dự án cũng như kết quả cuối cùng của công việc.

5.3 Kỹ năng giao tiếp

Ngoài lãnh đạo, tổ chức, một Quản lý dự án/ Project Manager giỏi cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp. Nếu trước giờ bạn thường suy nghĩ: “Chỉ cần giỏi chuyên môn là được!” thì đó là quan niệm sai lầm. 

Trong công việc, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến yếu tố thành công của dự án cũng như sự thăng tiến trong tương lai. Project Manager được xem là một vị trí cấp cao, thường xuyên làm việc với đối tác, khách hàng, ban giám đốc, nhân viên cấp dưới,... Họ là người trình bày kế hoạch, dẫn dắt vấn đề, thuyết phục, phản biện,... nên việc ăn nói lưu loát, trôi chảy, logic, hợp hoàn cảnh là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, với thế mạnh trong giao tiếp, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt trước mọi người, đặc biệt là quản lý cấp cao trong công ty và sẽ được đánh giá là người khôn ngoan, dẫn đến có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai hơn.

5.4 Kỹ năng quản lý rủi ro

Cuối cùng, nếu bạn đã hoặc đang có mong muốn trở thành một Project Manager giỏi thì đừng quên rèn luyện thêm kỹ năng quản lý rủi ro. Trong thực tế, công việc không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch ban đầu hay cụ thể hơn là sẽ có vô vàn những lý do chủ quan và khách hàng tác động làm trễ hay thay đổi một phần kế hoạch ban đầu của dự án.

Khi đó, Quản lý dư án/ Project Manager phải linh hoạt, có tư duy, tầm nhìn, dự đoán trước những rủi ro để chuẩn bị nhiều phương án dự phòng, kịp thời khắc phục sự cố để đưa tiến trình công việc trở về nhịp độ ổn định.

Group đăng tin tuyển dụng và trao đổi các kiến thức về Quản lý, quản lý dự án:

- Group Tuyển dụng việc làm quản lý dự án: TẠI ĐÂY

- Group Tư duy, kiến thức, công cụ quản lý dự án: TẠI ĐÂY

Một số chương trình bạn có thể tham gia để nâng cao kỹ năng đáp ứng cho các yêu cầu tuyển dụng vị trí đáng mơ ước này.

- Chương trình Quản lý chi phí dự án và các chương trình khác liên quan tới xây dựng tại: NHẤT NGHỆ

- Chương trình Lập và quản lý tiến độ dự án và các chương trình khác liên quan tới quản lý dự án tại: PMx

- Chương trình Dự toán, Quản lý chất lượng và các chương trình khác liên quan tới xây dựng tại: HỌC THẬT NHANH

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Name

Email *

Message *

LẮP CAMERA VÀO NGAY GROUP