Tìm nội dung trên Blog

Saturday, April 8, 2017

Những bí mật chốn công sở bạn cần biết

ĐTC - Những bí mật chốn công sở bạn cần biết

Là một người đã có 5 năm làm trong môi trường công sở, với những kinh nghiệm, và cách tôi áp dụng để có được được những thành công nhỏ ngày hôm nay, và tình cờ đọc được 1 bài viết rất hay trên Cafebiz, tôi rất muốn chia sẻ với bạn "Những bí mật chốn công sở" dưới đây, kèm theo đó là những chia sẻ thực tế của tôi với những bí mật đó. 
Tuy nhiện bạn đừng bỏ qua bí mật cuối cùng của tôi nhé. Vì đó là bí mật thành công của tôi đó.
Những bí mật chốn công sở bạn cần biết

Trong thế giới của dân công sở, có rất nhiều bí mật trong quá trình làm việc, lao động mà nhiều người "ngộ" ra trong khoảng thời gian làm việc thế nhưng chẳng mấy người chịu nói nó ra với đồng nghiệp của mình hay những "tân binh" mới.
Rất nhiều người cho rằng, chỉ cần có năng lực sẽ có chỗ đứng trong công ty, chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực làm việc sẽ có cơ hội thăng tiến. 
Nhưng thực tế lại không như nhiều người tưởng tượng, năng lực trong công việc quả thực rất quan trọng, thế nhưng quan trọng hơn nó còn là thành tích làm việc của bạn. 
Vậy làm thế nào để tạo nên thành tích cho mình, bạn thực sự không có năng lực, lãnh đạo mời bạn về làm việc để làm gì?

1. Định luật bất biến nơi làm việc:

- Vấn đề của công ty là cơ hội để bạn cải thiện.
- Vấn đề của khách hàng là cơ hội để bạn cung cấp dịch vụ.
- Công sở là nơi khiến cho người có thể giải quyết vấn đề thăng tiến, và người tạo ra vấn đề mất chỗ, người chỉ biết phàn nàn mất cơ hội.
- Lãnh đạo tốt là người luôn yêu cầu nghiêm ngặt, như vậy mới thực sự giúp bạn phát triển.
Thực tế của tôi:
- Tôi luôn tập trung tìm cách giải quyết các vấn đề của công ty như: vấn đề quản lý chi phí chưa hiệu quả, cải tiến các quy trình chưa phù hợp với thực tế hoạt động của công ty.
- Tôi có 1 lãnh đạo khá nghiêm, tôi có thể mất 5-10%KPI hàng tháng nếu không hoàn thành công việc như kế hoạch đề ra.
- Tôi luôn cố làm tốt cả những công việc không thuộc phạm vi công việc của mình như việc tổ chức sự kiện công ty, thể thao văn nghệ của công ty.

2. Thế giới của lãnh đạo:

- Mời bạn về làm việc để giải quyết vấn đề chứ không phải là để tạo ra vấn đề.
- Nếu bạn không thể phát hiện ra vấn đề hay có thể giải quyết vấn đề, bản thân bạn cũng sẽ chính là một vấn đề.
- Bạn có thể giải quyết vấn đề to lớn bao nhiêu, bạn sẽ ngồi vị trí cao bấy nhiêu.
- Bạn có thể giải quyết được bao nhiêu vấn đề, bạn sẽ nhận được mức lương thưởng tương xứng.
Thực tế của tôi:
- Là một trưởng bộ phận, có thể thông qua giao việc trên Trello hoặc qua các buổi họp phòng trực tiếp. Tôi xây dựng và đề ra các phạm vi công việc, công việc chi tiết để các thành viên đội nhóm của mình nắm được và chủ động nhận công việc để thực hiện, và có quyền chủ động giải quyết những công việc đó thông qua việc ủy thác công việc từ tôi hoặc có thể trực tiếp từ BLĐ công ty.
- Tôi luôn khuyến khích thành viên đội nhóm của mình tự phát hiện ra các vấn đề, công việc cần xử lý để thực hiện (trong phạm vi công việc của mình).

Xem thêm: 8 Ứng dụng quản lý dự án tốt nhất

3. Không có công lao, khổ lao cũng vô nghĩa:

- Doanh nghiệp cần kết quả chứ không phải quá trình
- Trong doanh nghiệp, bất kể bạn bận rộn vất vả thế nào, nếu như công việc mất đi hiệu quả thì mọi vất vả của bạn đều vô ích.
- Thành tích làm việc là căn cứ để bạn thăng tiến.
Thực tế của tôi:
- Tôi đã từng mất rất nhiều thời gian công sức để làm việc, cống hiến, nhưng hiệu quả không cao. Lãnh đạo chỉ quan tâm tới kết quả của tôi tạo ra, khi kết quả không tốt thì là tôi chưa làm tốt - KHÔNG HƠN!. Do đó việc của tôi là thay đổi lại cách làm việc.

4. Đừng dễ dàng từ bỏ tập thể, nếu không bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu:

- Đừng thấy không thuận lợi mà vội vàng từ bỏ, tập thể nào cũng có vấn đề, và tập thể nào cũng có ưu điểm.
- Theo đúng lãnh đạo rất quan trọng, đồng ý dạy bạn và đồng ý cho bạn làm là người lãnh đạo bạn cần trân trọng.
- Gặp vấn đề gì tự tìm cách giải quyết, chỉ biết phản ánh vấn đề đó là trình độ sơ cấp, suy nghĩ và giải quyết vấn đề mới là trình độ cấp cao.
- Than vãn chê bai tập thể là tự vả vào mặt mình, tự nhận mình không làm được là từ bỏ cơ hội.
- Biết ơn doanh nghiệp đã cho bạn chỗ đứng, cảm ơn đồng nghiệp đã hỗ trợ bạn.
Thực tế của tôi:
- Đã có những lúc Công ty gặp khó khăn, công việc ít hơn, hoạt động không hiệu quả, là người khác thì sẽ dao động tìm kiếm một bến đỗ mới. Nhưng với tôi, tôi luôn đặt niềm tin vào Công ty, vào lãnh đạo công ty và chính bản thân mình có thể thay đổi tình hình. Và tôi luôn cố thử thêm 1 bước đi cùng Công ty vượt qua thời điểm khó khăn đó.
- Tôi cũng rất khuyến khích thành viên đội nhóm của mình thay đổi, thử thách bản thân bằng việc thay đổi môi trường làm việc, nhưng tôi cũng luôn chia sẻ rằng "hãy thử thay đổi những thứ như mong muốn của bạn tại môi trường này xem".

5. Vấn đề chính là cơ hội của bạn:

- Vấn đề của công ty là cơ hội để bạn cải thiện.
- Vấn đề của khách hàng là cơ hội để bạn cung cấp dịch vụ.
- Vấn đề của chính bản thân bạn là cơ hội để bạn trưởng thành.
- Vấn đề của đồng nghiệp là cơ hội để bạn hỗ trợ và hợp tác.
- Vấn đề của lãnh đạo là cơ hội để bạn tích cực giải quyết và có được sự tín nhiệm.
- Vấn đề của đối thủ cạnh tranh là cơ hội khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Thực tế của tôi:
- Tôi luôn tìm cách để hỗ trở thành viên trong đội nhóm hoặc đồng nghiệp khi họ gặp các vấn đề trong công việc. Đôi khi đơn giản chỉ là một hàm tính trong excel, một vài căn chỉnh trong word, hoặc có thể là cách sử dụng 1 công cụ quản lý mới nào đó.

6. Chỉ vì thành công tìm phương pháp, không vì thất bại tìm cách biện minh:

- Trách nhiệm của bạn chính là phương hướng của bạn, tính cách của bạn quyết định vận mệnh của bạn.
- Việc phức tạp giải quyết một cách đơn giản, bạn chính là chuyên gia. Việc đơn giản làm đi làm lại, bạn là người ngoại đạo. Việc lặp đi lặp lại vẫn hết mình làm, bạn là người chiến thắng.
- Bạn nếu như không muốn làm, lúc nào cũng có thể tìm được lý do; còn bạn thật sự muốn làm, lúc nào cũng sẽ tìm ra cách.
Thực tế của tôi
- Tôi luôn tìm cách hoặc những công cụ giúp việc giao tiếp, trao đổi công việc được thuận tiện hơn, thông minh hơn. Như việc sử dụng Trello hoặc các công cụ Office online, sử dụng các Template để quản lý công việc cá nhân và đội nhóm...

7. Dùng thành tích làm việc chứng minh giá trị bản thân:

- Bất kể chúng ta làm việc gì đều cần thành tích làm việc tốt để chứng minh giá trị bản thân đối với công ty, ai có thể đem tạo ra lợi nhuận cho công ty người đó ắt hẳn lương sẽ cao.
- Bill gates từng nói: “người có thể kiếm tiền cho công ty, đó là người công ty cần nhất”.
Công ty nào cũng cần có lợi nhuận để duy trì sự phát triển, điều đó đòi hỏi mỗi một nhân viên trong công ty phải cống hiến năng lực và tài trí của mình. Và đó cũng là nơi để để mỗi người chứng minh thành tích làm việc của bản thân, nâng cao vị thế của mình trong công ty.
Nếu như bạn không làm ra thành tích sớm muộn bạn sẽ bị đào thải, do vậy thành tích chính là sự tôn nghiêm và là sự vinh dự của mỗi người. Bạn nên nhớ rằng, lãnh đạo thường không quan tâm đến quá trình làm việc, họ chỉ quan tâm đến kết quả. Thành tích trong công việc quyết định sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
Thực tế của tôi:
- Trên cương vị người quản lý cấp trung, tôi luôn chia sẻ và thúc đẩy anh em trong đội nhóm của mình phát huy hết năng lực của cá nhân nhằm đem lại những giá trị được quy đổi bằng $ cho công ty. Có một từ mà tôi luôn chia sẻ đó là "TẦM ẢNH HƯỞNG". Tạo được tầm ảnh hưởng tức là bạn đã đang quản trị được bản thân cũng như quản lý cả Sếp của mình.


Nguồn: ST+BT

P/s: Tôi muốn chia sẻ với bạn thêm 1 bí mật giúp bạn dễ dàng có được thành công trong công việc và cuộc sống mà tôi áp dụng thấy hiệu quả, và tôi cũng đã chia sẻ cho rất nhiều người hỏi tôi "khi đi làm thì cần phát triển, học hỏi cái gì?". Bí mất đó là "Bạn phải GIỎI NHẤT  một cái gì đó trong môi trường có bạn, cao hơn nữa là hãy trở thành BẬC THẦY (Guru) 1 lĩnh vực nào đó trong công việc". 

Để bạn dễ hiểu tôi có thể lấy ví dụ thế này:
- Nếu bạn là kỹ sư kinh tế xây dựng làm trong Phòng quản lý dự án thì bạn phải là người duy nhất trong Phòng sử dụng Siêu thành thạo Excel trong dự toán hay các phần mềm Dự thầu, thanh quyết toán GXD chẳng hạn. Hay bạn là 1 người duy nhất trong phòng có thể xử lý tất cả các vướng mắc, các vấn đề liên quan tới Excel trong công việc.
- Nếu bạn là cán bộ kỹ thuật của Phòng Quản lý thi công thì bạn phải là người rất giỏi và số 1 trong phòng về  Autocad, hay rất giỏi về sử dụng Microsoft Project trong lập và quản lý tiến độ thi công.
- Nếu bạn nhân viên phòng Quản trị tổng hợp thì hãy là người giỏi duy nhất trong việc sử dụng các Công cụ tin học văn phòng như: MS Power Point, MS Excel, hay có thể là là chuyên gia về Photoshop để thiết kế các Backrop cho các sự kiện của công ty chẳng hạn.

Bạn thử hình dung xem, khi bạn là 1 nhân vật nổi bật trong một lĩnh vực công việc, và sự nổi bật đó mang lại giá trị cho tổ chức. Khi đó bạn sẽ thế nào?


Hãy like, share bài viết này nếu nó thực sự có ý nghĩa và bạn cảm thấy tâm đắc. Hãy comment chia sẻ bí mật thành công của bạn bên dưới bài viết này.


KHÁM PHÁ NHỮNG KHÓA HỌC ONLINE GIÚP PHÁT TRIỂN BẢN THÂN


Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Post a Comment

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Name

Email *

Message *

LẮP CAMERA VÀO NGAY GROUP