Tìm nội dung trên Blog

Saturday, September 3, 2016

CÁC TRƯỜNG HỢP XẢY RA KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP EVM

ĐTC-Các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp EVM

ĐTC - Các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp EVM

Trong bài chia sẻ trước về "Kiểm soát dự án bằng phương pháp EVM" bạn đã được chia sẻ căn bản về EVM, cũng như các công thức tính toán các chỉ số trong EVM. Bài viết này sẽ chia sẻ tiếp với bạn các trường hợp xảy ra khi sử dụng EVM mà dự án của bạn có thể gặp (Lưu ý xem kỹ lại bài viết "Kiểm soát dự án bằng phương pháp EVM" trước khi tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây
Để nắm được tổng quan các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp EVM bạn có thể nhìn vào hình dưới đây:
ĐTC-Các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp EVM 1
Các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp EVM
1/ Trường hợp 1: CV>0, SV>0
Tại thời điểm cập nhật dự án thì công tác hoặc dự án thực hiện với chi phí ít hơn chi phí dự trù (ACWP<BCWP) và đã hoàn tất phần việc nhiều hơn so với phần việc kế hoạch (BCWP>BCWS). Đây là trường hợp lý tưởng của các dự án mà bất kỳ người làm quản lý dự án cũng muốn hướng tới. 

2/ Trường hợp 2: CV>0, SV<0
Tại thời điểm cập nhật dự án thì công tác hoặc dự án thực hiện với chi phí ít hơn chi phí dự trù (ACWP<BCWP) và đã hoàn tất phần việc ít hơn so với phần việc kế hoạch (BCWP<BCWS). 

3/ Trường hợp 3: CV<0, SV<0
Tại thời điểm cập nhật dự án thì công tác hoặc dự án thực hiện với chi phí nhiều hơn chi phí dự trù (ACWP>BCWP) và đã hoàn tất phần việc ít hơn so với phần việc kế hoạch (BCWP<BCWS). Đây là trường hợp tồi tệ nhất của các dự án mà bất kỳ người làm quản lý dự án cũng không muốn nó xảy ra. 

4/ Trường hợp 4: CV<0, SV>0
Tại thời điểm cập nhật dự án thì công tác hoặc dự án thực hiện với chi phí nhiều hơn chi phí dự trù (ACWP<BCWP) và đã hoàn tất phần việc nhiều hơn so với phần việc kế hoạch (BCWP>BCWS). 

Có những nguyên nhân nào dẫn tới trễ tiến độ dự án?
  • Ước tính thời gian thi công không đủ
  • Quản lý công việc không sát 
  • Thiết bị hư hỏng
  • Nhân lực huy động không đủ
  • Thiếu vốn
  • Thời tiết xấy
  • Nguồn cung ứng vật tư không đảm bảo
  • ......
Có những nguyên nhân nào dẫn tới vượt chi phí dự án?
  • Ước tính chi phí nguồn lực quá thấp
  • Chi phí nhân lực tăng 
  • Vượt thời gian
  • Sử dụng dư thừa nhân lực
  • Sử dụng dư thừa thiết bị
  • Trượt giá vật liệu
  • Quản lý hao phí vật tư, nhân công, máy móc không tốt
  • ...
Là người làm quản lý dự án, chúng ta phải thường xuyên xem xét các vấn đề trên và phải chỉ ra được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, để từ đó có hướng giải quyết hợp lý.

Ngoài ra, khi sử dụng EVM thì từ các thông số BAC, BCWP, ACWP chúng ta hoàn toàn có thể tính toán được chi phí ước tính cho các phần việc còn lại của dự án (ETC - Estimated Cost To Complete) bằng chi phí dự trù ban đầu (BAC) trừ đi giá trị công việc làm được tính tới thời điểm hiện tại và hiệu chỉnh bằng CPI như công thức dưới đây
 ETC = (BAC - BCWP)/CPI 
                            = (BAC - BCWP)*ACWP/BCWP
Khi đó chi phí tổng cộng ước lượng để hoàn thành hạng mục công trình/ dự án (EAC - Estimated at Completion) sẽ bằng tổng chi phí thực tế (ACWP) cộng với chi phí ước tính cho các phần việc còn lại (ETC)
EAC = ETC + ACWP

Vận dụng vào ví dụ 1 của bài viết "Kiểm soát dự án bằng phương pháp EVM" ta có thể tính toán được ETC và EAC như sau:
ETC = (1600 - 1200)*1450/1200 = 483,33
EAC = 483,33 + 1450 = 1933,33
Trong bài chia sẻ tiếp theo bạn sẽ được chia sẻ cách dùng EVM trong Microsoft Project. Và các bạn sẽ nhận ra rằng việc sử dụng EVM dễ hơn bao giờ hết khi bạn sử dụng Microsoft Project

Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Post a Comment

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Name

Email *

Message *

LẮP CAMERA VÀO NGAY GROUP