Tìm nội dung trên Blog

Nhà đẹp mà không dùng Smart Home là có lỗi!

 

Monday, February 27, 2023

7 Bước để lập và quản lý tiến độ dự án hiệu quả với Ms Project

ĐTC - 7 Bước để lập và quản lý tiến độ dự án hiệu quả với Ms Project

Bước 1: Lập kế hoạch dự án

  • Tạo một dự án mới trong MS Project và xác định các thông tin chính như tên dự án, ngày bắt đầu, kết thúc, người quản lý dự án và các thành viên của nhóm.
  • Xác định tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành dự án, các phần tử WBS và phân bổ tài nguyên cho từng nhiệm vụ.
  • Xác định mối quan hệ giữa các nhiệm vụ và tạo lịch trình dự án.

Bước 2: Theo dõi và cập nhật tiến độ

  • Sử dụng MS Project để theo dõi tiến độ thực hiện của các nhiệm vụ.
  • Cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện và thời gian còn lại cho mỗi nhiệm vụ để biết được tổng thời gian còn lại của dự án.
  • Cập nhật thông tin về tài nguyên sử dụng để đảm bảo rằng nhóm có đủ tài nguyên để hoàn thành các nhiệm vụ.

Bước 3: Giám sát và quản lý tiến độ

Sử dụng bảng điều khiển tiến độ để giám sát tiến độ thực hiện của dự án.
Sử dụng báo cáo và biểu đồ để theo dõi tiến độ dự án và đánh giá các rủi ro và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Sử dụng MS Project để phân bổ tài nguyên và tái phân bổ tài nguyên để đảm bảo rằng nhóm có đủ tài nguyên để hoàn thành các nhiệm vụ.

Bước 4: Đánh giá và đánh giá lại tiến độ

  • Đánh giá tiến độ thực hiện của dự án và so sánh với tiến độ kế hoạch ban đầu.
  • Đánh giá các rủi ro và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề.
  • Đánh giá lại lịch trình và phân bổ tài nguyên để đảm bảo rằng dự án có thể hoàn thành đúng thời gian và đạt được mục tiêu ban đầu.

Bước 5: Tối ưu hóa tiến độ dự án

  • Sử dụng tính năng "What-If Analysis" trong MS Project để xác định các tình huống khác nhau và đưa ra các phương án tối ưu để giảm thiểu thời gian hoàn thành dự án.
  • Tìm kiếm các cách để cải thiện hiệu suất của nhóm và đảm bảo rằng các nhiệm vụ được thực hiện đúng hạn và đạt chất lượng tốt nhất.

Bước 6: Báo cáo tiến độ dự án

  • Sử dụng tính năng báo cáo của MS Project để tạo các báo cáo tiến độ dự án và thông tin liên quan cho các bên liên quan trong dự án.
  • Cập nhật và chia sẻ các báo cáo tiến độ dự án định kỳ với các thành viên của nhóm và các bên liên quan khác để đảm bảo rằng dự án được thực hiện đúng hạn và đạt được mục tiêu ban đầu.

Bước 7: Điều chỉnh tiến độ dự án

  • Điều chỉnh tiến độ dự án khi cần thiết để đảm bảo rằng dự án hoàn thành đúng thời gian và đạt được mục tiêu ban đầu.
  • Sử dụng MS Project để thực hiện điều chỉnh tiến độ dự án bằng cách thay đổi lịch trình hoặc phân bổ tài nguyên để đáp ứng các yêu cầu mới và đảm bảo rằng dự án vẫn đạt được hiệu quả tối đa.

Với các bước trên, bạn có thể lập và quản lý tiến độ dự án hiệu quả với MS Project. Tuy nhiên, để thực hiện các bước này hiệu quả, bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý dự án, sử dụng phần mềm MS Project và các công cụ khác để quản lý dự án.

Tham khảo khóa học Lập và quản lý tiến độ dự án với Ms Pro 

Sunday, February 5, 2023

Khóa học qua Zoom: LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN VỚI MS PROJECT PRO

“Dự án thành công là dự án đạt được các mục tiêu trong phạm vi ngân sách và tiến độ.”


Có phải bạn đang gặp những vấn đề sau khi tham gia vào các dự án?

- Không biết lập tiến độ 1 dự án bắt đầu từ đâu, cơ sở của từng bước thực hiện.
- Mất kiểm soát tiến độ dự án, kế hoạch 1 đằng – thực hiện 1 nẻo.
- Phân giao công việc dự án không rõ ràng, thành viên dự án không nắm bắt được phạm vi công việc.
- Tổ chức công việc không hiệu quả, không có thông số đo lường kết quả.
- Quản lý tiến độ dự án theo cảm tính và kinh nghiệm, không lường trước và có kế hoạch đối phó rủi ro.
- Mệt mỏi và tốn thời gian cho việc làm báo cáo tình trạng tiến độ dự án, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch về huy động tài nguyên, kế hoạch thu chi,…
- Khó khăn khi trao đổi thông tin về tiến độ dự án với các bên liên quan, Khó khăn khi phối hợp tiến độ các bộ môn (Kết cấu, hoàn thiện, MEP...)
- Không biết điều gì sẽ xảy ra khi 1 công việc trong dự án bị trậm tiến độ.
- Không trả lời được chính câu hỏi “Khi nào dự án sẽ hoàn thành?”

Nếu những vấn đề trên là của bạn thì Khóa học này là dành cho bạn!

KHÓA HỌC MÀ TÔI MANG TỚI CHO BẠN DƯỚI ĐÂY, ĐƯỢC ĐÚC KẾT TÍCH LŨY TỪ HƠN 10 NĂM THAM GIA VÀO CÁC DỰ ÁN LỚN NHỎ, ĐÀO TẠO CÁC DOANH NGHIỆP, VÀ HÀNG NGHÌN HỌC VIÊN CÁ NHÂN ĐẾN TỪ CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG, KIẾN TRÚC, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN…

--------------------------------
Khóa học sẽ diễn ra trong 4 buổi tối (ngày 4&5/3/2023 + 11&12/3/2023). Cụ thể:
- Ngày 4&5/3/2023: Tư duy về Quản lý dự án, Quản lý tiến độ, Ứng dụng Ms Project Lập tiến độ thành thạo mọi loại hình tiến độ (dân dụng, công nghiệp, giao thông, CNTT...)
- Ngày 11&12/3/2023: Các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý tiến độ, Ứng dụng Ms Project để quản lý tiến độ dự án hiệu quả.
- Thời gian: Từ 20h30 - 22h30
- Hình thức học: trực tuyến qua ứng dụng Zoom meeting (Có video quay lại)
--------------------------------

QUÀ TẶNG KÈM KHÓA HỌC:
- Khóa học online hỗ trợ trước và sau khóa học: trị giá 6.000.000Đ
- Kho tài liệu dành cho quản lý, quản lý dự án: trị giá 4.000.000Đ
- Gói hỗ trợ giải đáp 1-1 trong 6 tháng: trị giá 5.000.000Đ
- Được join vào nhóm Zalo học viên để trao đổi các vấn đề liên quan
--------------------------------

Bạn sẽ học được gì?

  • Nắm được TƯ DUY TỔNG QUAN về quản lý dự án.
  • Nắm được QUY TRÌNH CHUẨN để lập và quản lý tiến độ
  • Nắm được LƯU ĐỒ CHUẨN để sử dụng MS Project tránh được những lỗi sai phổ biến
  • Làm chủ công cụ LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ hàng đầu thế giới cũng như các công cụ hỗ trợ quản lý khác (Mindmap, Trello, WBS…)
  • Làm chủ 2 ĐỐI TƯỢNG trong Ms Project để tạo ra bất kỳ một bản tiến độ ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.
  • Đơn giản hóa việc Cập nhật thời gian, chi phí, tài nguyên thực tế của các công việc trong dự án, SO SÁNH thông tin dự án THỰC TẾ với thông tin KẾ HOẠCH vô cùng đơn giản (một công việc trước đây là quá khó khăn đối với bạn).
  • Đơn giản hóa việc Đánh giá TÌNH TRẠNG dự án, đưa ra các dự báo về thời gian và chi phí hoàn thành dự án đẻ từ đó có các điều chỉnh cần thiết.
  • Tự tin XUẤT BẢN tiến độ và tạo ra các BÁO CÁO của dự án chuyên nghiệp (bao gồm chi phí, tài nguyên, biểu đồ Gantt, đánh giá tiến độ EVM, kế hoạch tuần, phiếu giao việc, kế hoạch huy động và cung ứng tài nguyên, kế hoạch về chi phí…)
  • Làm chủ được 3 THÀNH PHẦN CỐT LÕI trong Ms Project để lấy gần như mọi thông THÔNG TIN DỰ ÁN để hỗ trợ cho việc điều phối dự án hiệu quả…
  • Biết cách TÙY BIẾN các khung nhìn, bảng dữ liệu, trường dữ liệu, bộ lọc theo NHU CẦU SỬ DỤNG
  • Biết cách tạo ra các TRƯỜNG DỮ LIỆU CẢNH BÁO dạng graphic sinh động, giúp các thông tin trên MS Project trở nên thú vị hơn.
  • Sở hữu 1 công cụ lập và quản lý tiến độ hàng đầu thế giới mà bất kỳ người làm xây dựng nào cũng nên biết, và bạn đã tiệm cận được đến với nền tảng quản lý mới BIM-4D.
--------------------------------
ĐĂNG KÝ THEO LINK SỰ KIỆN TẠI ĐÂY hoặc INBOX ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ

Monday, July 25, 2022

10 Nguyên tắc xây dựng chân dung nhà lãnh đạo tương lai

ĐTC - 10 Nguyên tắc xây dựng chân dung nhà lãnh đạo tương lai

10 Nguyên tắc xây dựng chân dung nhà lãnh đạo tương lai

Theo mô tả của Jacob Morgan trong cuốn sách nổi tiếng The Future of Work, có 10 nguyên tắc xây dựng lên chân dung nhà lãnh đạo trong tương lai:

#1. Đừng chỉ "quản lý", hãy "lãnh đạo"
#2. Đi cùng nhân viên
#3. Am hiểu về công nghệ
#4. Trở thành người trong cuộc
#5. Lấp đầy lỗ hổng tâm lý
#6. Tin vào sự chia sẻ và trí tuệ tập thể
#7. Sẵn sàng phá vỡ khuôn mẫu
#8. Tiếp nhận phản hồi và đánh giá theo thời gian thực
#9. Ý thức về ranh giới cá nhân
#10. Thích nghi với sự thay đổi của nhân viên tương lai

Jacob Morgan đã vạch ra 10 nguyên tắc của nhà lãnh đạo lý tưởng trong tương lai. Cùng đi phân tích sâu hơn vào từng nguyên tắc kể trên.

Nguyên tắc #1: Đừng chỉ "quản lý", hãy "lãnh đạo"

Thông thường các nhà quản lý chỉ tập trung vào việc thực thi kiểm soát để đảm bảo mọi việc được thực hiện theo đúng thoả thuận ban đầu. Họ có thể không giỏi nhất trong việc suy nghĩ táo bạo, thu hút nhân viên, truyền động lực hoặc xây dựng niềm tin nơi tập thể - những phẩm chất tạo nên khái niệm “lãnh đạo”.

Trong cuốn sách Leaders Eat Last: Why Some Teams Pull Together and Others Don’t (2014), Simon Sinek cũng chỉ ra rằng một trong những phẩm chất quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo là đấu tranh vì quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng đặt mình vào chung hàng ngũ để hỗ trợ họ.

Trong vài thập kỷ qua, hàng ngàn tranh luận đã được đưa ra xoay quanh sự khác biệt giữa người quản lý và nhà lãnh đạo. Ví dụ, các nhà quản lý luôn chú trọng vào “How?” còn nhà lãnh đạo sẽ đặt thêm câu hỏi “Why?”; mục đích của quản lý là lợi nhuận còn lãnh đạo nhằm vào sự phát triển thịnh vượng;...

Điều này có thể khác nhau đối với từng loại hình văn hoá doanh nghiệp, nhưng chắc chắn rằng trong tương lai, sự quản lý cứng nhắc dựa trên quyền lực phải được thay thế bằng sự lãnh đạo thông thái và đầy thuyết phục.

👉👉👉 Xem tiếp 9 Nguyên tắc trong file đính kèm TẠI ĐÂY

-----------------------------

Đăng ký ngay chuỗi Zoom meeting: https://bit.ly/onetopic_oneweek để đón nhận những chia sẻ hữu ích vào tối thứ 5 hàng tuần trên zoom.

Sunday, June 5, 2022

Top 10 lợi ích của Gantt chart trong quản lý dự án

ĐTC - Top 10 lợi ích của Gantt chart trong quản lý dự án

Nếu bạn là một nhà quản lý dự án hoặc chủ doanh nghiệp hoặc bạn là người quan tâm đến quản lý dự án, thì có lẽ bạn đã nghe đến thuật ngữ biểu đồ Gantt (Gantt chart). Biểu đồ Gantt là một hệ thống mà qua đó bạn có thể ngăn chặn thông tin sai lệch và đưa các dự án của bạn đi đúng hướng. Trên thực tế, biểu đồ Gantt là nền tảng của bất kỳ hoạt động quản lý dự án nào và là công cụ tuyệt vời để giữ cho nhóm của bạn đi đúng hướng. Vậy, biểu đồ Gantt là gì, tại sao bạn nên sử dụng biểu đồ Gantt, và lý do là gì; Biểu đồ Gantt có thể mang lại hiệu quả cho các dự án doanh nghiệp của bạn?


Biểu đồ Gantt là gì? Ưu nhược điểm của công cụ này là gì?
Biểu đồ Gantt (Gantt chart hay còn gọi là sơ đồ ngang Gantt, sơ đồ Gantt) là loại sơ đồ dùng để trình bày các công việc, sự kiện theo thời gian. Biểu đồ Gantt gồm 2 phần chính: trục tung thể hiện tên các công việc và trục hoành thể hiện các mốc thời gian cho những công việc ấy. Nhìn vào một biểu đồ Gantt, bạn dễ dàng nắm bắt được các thông tin của từng đầu công việc và của cả dự án.

Chính vì nó đơn giản, trực quan rõ ràng vậy mà nó đã trở thành công cụ được yêu thích trong việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch cho các dự án.

Biểu đồ Gantt là một công cụ phổ biến để lập kế hoạch và lập lịch trình cho các dự án và là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý dự án lập lịch các hoạt động của dự án và theo dõi tiến độ dự án theo thời gian bằng cách so sánh tiến độ kế hoạch với tiến độ công việc thực tế.
Những ưu điểm của Biểu đồ Gantt:Các trục vạch ra kế hoạch của dự án và mốc thời gian để hoàn thành. Biểu đồ Gantt rất hữu ích trong việc biểu thị những đầu việc được thực hiện và thời gian để thực hiện cũng như hoàn thành nó. Sơ đồ Gantt tạo sự rõ ràng về kế hoạch và timeline dự án.
Phối hợp hoạt động với các bên liên quan. Trong dự án của bạn sẽ có nhiều người cùng phối hợp hoạt động để hoàn thành tốt nhất dự án. Sơ đồ Gantt cho nhà quản lý có được góc nhìn tổng quát với các bộ phận. Các hoạt động cần thực hiện song song hay chuyển tiếp cho các bộ phận khác.
Tạo điều kiện cho việc ước tính thời gian phù hợp cho khối lượng công việc. Dù là dự án được thực hiện tập thể hay theo cá nhân thì việc lên kế hoạch về thời gian và nguồn lực để phân bổ các tài nguyên, sắp xếp thời gian hợp lý là rất cần thiết.
Sơ đồ Gantt là phương pháp đơn giản hóa dự án. Sơ đồ Gantt là công cụ thích hợp nhất khi bạn cần cung cấp cho đối tác hay nhân viên bản tóm tắt quá trình thực hiện dự án.
Những Nhược điểm của Biểu đồ Gantt: Sơ đồ Gantt phụ thuộc khá nhiều vào cấu trúc đã được xây dựng trước đó. Trên thực tế nhà quản lý thường phải phân chia cấu trúc công việc đồng thời với việc xây dựng biểu đồ Gantt. Họ phải xây dựng toàn bộ thời gian biểu của dự án khi có sai sót nào đó thì khó có thể tính toán được.
Sơ đồ Gantt phù hợp với những dự án nhỏ và đơn giản. Khi các biểu thị vượt quá phạm vi 1 trang, sơ đồ Gantt cũng bắt đầu bị mất đi chức năng vì người quản lý rất khó để quan sát tổng thể dự án. Đồng thời, khi sử dụng sơ đồ Gantt với đặc thù là phải thường xuyên cập nhật nên làm mất khá nhiều thời gian của nhà quản lý. Sơ đồ Gantt bị hạn chế với những dự án phức tạp. Ví dụ: với những nhiệm vụ chính cần thêm nhiều nhiệm vụ nhỏ kèm theo mới có thể hoàn thành thì yếu tố này lại vượt xa khả năng của Gantt chart.
Biểu đồ Gantt không thể làm tốt việc xử lý những ràng buộc thuộc về dự án. Hạn chế này xuất phát từ trọng tâm của biểu đồ Gantt chính là thời gian. Ba ràng buộc cơ bản của một dự án chính là chi phí, thời gian và phạm vi. Trong khi đó các nhân tố về chi phí và phạm vi thực hiện dự án lại không thể biểu thị được trên sơ đồ Gantt. Nếu như sơ đồ Gantt có quá nhiều công việc đan xen thì khó có thể xác định được đâu là công việc cần được thực hiện trước.

Tại sao bạn nên sử dụng biểu đồ Gantt?
Khi bạn bắt đầu thiết lập nhiệm vụ của mình trong biểu đồ Gant, bạn nên nghĩ đến tất cả các nhiệm vụ có liên quan đến dự án của bạn. Chẳng hạn như trách nhiệm đối với từng nhiệm vụ, độ dài của nhiệm vụ sẽ thực hiện và có thể là những vấn đề tiềm ẩn mà nhóm dự án của bạn có thể gặp phải. Khi bạn lên lịch chi tiết các nhiệm vụ của mình và nghĩ đến đúng người cho đúng nhiệm vụ, bạn sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề và vấn đề tiềm ẩn trước khi bắt đầu dự án của mình.

Biểu đồ Gantt cũng giúp bạn tìm ra tiến độ thực tế của dự án như mất bao nhiêu thời gian để giao dự án cho khách hàng, nhiệm vụ nào của bạn phải được bắt đầu trước hoặc sau đó bắt đầu nhiều nhiệm vụ và hoàn thành cùng một nhiệm vụ thời gian hoặc bạn có thể tìm ra con đường quan trọng của dự án của bạn và xử lý nhiệm vụ dự án của bạn cho phù hợp.

Vì vậy, đây là 10 lý do tại sao bạn nên sử dụng biểu đồ Gantt để quản lý dự án của mình.

LÝ DO 1: Gantt chart cho phép nhìn thấy hình ảnh toàn cảnh của 1 dự án phức tạp

Với các dự án phức tạp như các công trình xây dựng với khối lượng nhiệm vụ lớn cần phải hoàn thành. Hơn nữa lại nhiều dự án, hạng mục diễn ra đồng thời, đòi hỏi rất nhiều nhiệm vụ cần được quản lý và giám sát.
Biểu đồ Gantt cung cấp cho các dự án của bạn cho dù đó có thể là một dự án xây dựng phức tạp, nó cung cấp cho bạn một giải pháp có lợi cho các quy trình, nhiệm vụ và hoạt động của dự án, có thể xác định rõ dự án của bạn và biểu đồ Gantt được thiết kế tối ưu được chi phí dự án án của bạn..

LÝ DO 2: Thiết lập các Mối liên hệ - Đặt mối liên hệ trước và sau

Bạn có thể dễ dàng thiết lập mối liên hệ trước và sau (Predecessor & Successor) (cho từng nhiệm vụ của mình. Và cũng xác định Lag (thời gian trễ) giữa 2 nhiệm vụ khác nhau. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng xác định nhiệm vụ nào của mình phải bắt đầu trước hoặc nhiệm vụ nào phải bắt đầu trước khi hoàn thành các nhiệm vụ khác.

LÝ DO 3: Xác đinh các Cột mốc (Milestone)

Các công cụ trình bày của biểu đồ Gantt cho phép người dùng xem các mốc quan trọng của một dự án. Khả năng minh họa các mốc quan trọng này giúp người quản lý dự án biết được các thời hạn và mục tiêu quan trọng cho việc phân phối dự án hoặc cho mục đích thanh toán...

LÝ DO 4: Ngăn chặn quá tải tài nguyên

Sử dụng biểu đồ Gantt, bạn có thể lập kế hoạch nguồn lực của mình cho một hoặc nhiều dự án cùng một lúc, vì vậy bạn có thể có một cái nhìn rõ ràng và theo dõi những nguồn lực bạn sẽ cần khi nào và cho dự án nào, bạn có thể tìm xem bạn đã có đủ người chưa, máy móc thiết bị đã đủ sẵn sàng cho dự án không...

Bạn có thể thiết lập các nguồn lực với các lịch trình khác nhau để đưa vào tiến độ Gantt để linh hoạt việc sử dụng nguồn lực, cũng như tối ưu việc sử dụng nguồn lực.

LÝ DO 5: Thêm tính linh hoạt cho các thay đổi

Doanh nghiệp, dự án làm việc hoàn toàn trên một hệ thống quản lý nhiệm vụ hiểu rằng rất khó để điều chỉnh lại một nhiệm vụ sau khi được tạo. Đôi khi một nhiệm vụ khó có thể di chuyển vị trí của nó từ vị trí này sang vị trí khác. Tất cả những vấn đề này được giải quyết bằng cách sử dụng biểu đồ Gantt. Biểu đồ Gantt cho phép người dùng điều chỉnh lại vị trí nhiệm vụ và cả các mốc thời gian của nó. Nó cũng cho phép toàn bộ nhiệm vụ phụ thuộc trong dự án được điều chỉnh lại.

LÝ DO 6: Quản lý thời gian

Quản lý thời gian dự án là một trong những lĩnh vực dành cho các nhà quản lý dự án. Đó là kỷ luật của quản lý dự án nhằm kiểm soát lượng thời gian cần thiết để thực hiện công việc. Với số lượng tài nguyên hiện có hạn chế, nhiệm vụ của người quản lý dự án là luôn cập nhật dự án để quản lý các nguồn lực có hạn trong thời gian nhất định. Trong một dự án có thời hạn, người quản lý dự án có thể mất thêm thời gian, điều đó sẽ gây thiệt hại cho việc kinh doanh và thành công cuối cùng của dự án.

LÝ DO 7: Giao tiếp nhanh hơn trong nhóm
Biểu đồ Gantt cho mọi người biết ai đang làm gì vào thời điểm nào. Biểu đồ Gantt cho thấy một nhiệm vụ có liên quan với nhau như thế nào, nói cách khác, chúng buộc người tạo của chúng phải tìm ra chuỗi các sự kiện và nhiệm vụ được giao. Nó giúp cho việc giao tiếp của bạn trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn nhiều bằng cách cho mọi người thấy kế hoạch dự án của bạn là gì và họ đóng vai trò gì trong kế hoạch đó.

LÝ DO 8: Xác định Đường găng dễ dàng

Đường găng của dự án (Critical Task) là đường xuyên mạng đi từ thời điểm khởi công dự án (sự kiện khởi công dự án) tới thời điểm kết thúc dự án (sự kiện hoàn thành dự án) có chiều dài trên trục thời gian (tức là tổng thời lượng thực hiện của các công việc thuộc đường này) lớn nhất, qua các công việc (công tác) có dự trữ toàn phần bằng 0 gọi là các công việc găng (Critical Task).

Biểu đồ Gantt xác định trực tiếp đường găng quan trọng và cũng trực quan hóa quy trình làm việc cho phép bạn tìm ra đường dẫn các nhiệm quan trọng và hiểu nhiệm vụ nào cần được bắt đầu trước. Biểu đồ Gantt hiển thị cho bạn các hoạt động quan trọng không thể bắt đầu trừ khi hoạt động tiền nhiệm của nó được hoàn thành.

LÝ DO 9: Tính toán Thời gian dự trữ Free Slack, Total Slack

Thời gian dự trữ của công việc là khoảng thời gian dư thừa (nếu có), ngoài thời lượng thực hiện công việc (Duration), nằm giữa thời điểm bắt đầu sớm nhất có thể và thời điểm kết thúc muộn nhất có thể của mỗi công việc (công tác), mà cho phép công việc có thể trì hoãn thời điểm bắt đầu hay kéo dài thời lượng thực hiện công việc. Dự trữ chính là khoảng thời gian để công việc có thể "trôi nổi" bên trong dự án.

Thời gian dự trữ của công việc có 2 loại: Dự trữ riêng phần - Free Slack - và dự trữ toàn phần - Total Slack.Dự trữ riêng - Free Slack: là thời gian mà công việc có thể thay đổi thời điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) hoặc kéo dài thêm mà không làm ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) của các công tác khác.
Dự trữ toàn phần - Total Slack: là thời gian mà công việc có thể thay đổi thời điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) hoặc kéo dài thêm mà không làm ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) của dự án.

Thời gian dự trữ của công việc cho ta biết công việc có thể trì hoãn, có thể kéo dài bao nhiêu mà không ảnh hưởng đến công tác khác hoặc không ảnh hưởng đến sự thay đổi của thời điểm kết thúc dự án. Khi công việc thay đổi quá giới hạn dự trữ thời gian, tiến độ dự án sẽ bị ảnh hưởng.

LÝ DO 10: Giám sát dự án của bạn một cách dễ dàng

Giám sát một dự án luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với mọi nhà quản lý dự án. Biểu đồ Gantt cho phép bạn quan sát hiệu suất dự án của mình và kiểm tra các biến thể dự án khác nhau liên quan đến kế hoạch dự án của bạn và cập nhật liên tục.

Việc giám sát và kiểm soát dễ dàng hơn nhiều và có thể được thực hiện trong một khung thời gian tối thiểu và bạn có thể có cái nhìn thời gian thực về tiến độ dự án của mình rằng mọi thứ đều ổn hoặc một số dự án của bạn đang chạy trễ.

KẾT LUẬN

Trong dự án đang thực hiện của bạn, bạn có thể tiếp tục cập nhật biểu đồ của mình và bạn cũng có thể thông báo cho các thành viên trong nhóm của mình theo thời gian tiến độ dự án của bạn về mọi vấn đề, sự cố hoặc bất kỳ thay đổi lịch trình nào trong quá trình dự án đang diễn ra. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp cung cấp dự án của bạn đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách.

Biểu đồ Gantt đã được sử dụng từ rất lâu, và đã luôn được cải tiến ứng dụng. Ngày nay rất nhiều phần mềm cho phép bạn lập được ra các tiến độ Gantt chart. Nhưng lựa chọn công cụ phù hợp cho dự án phù hợp là chìa khóa thành công cho mọi dự án, trong đó Ms Project vẫn là phần mềm được ưu chuộng nhất thế giới và cả ở Việt Nam.

Trong khóa học Lập và quản lý tiến độ với Ms Project PRO bạn sẽ được chia sẻ tất tần tật về 10 lợi ích trên phần mềm ứng dụng Ms Project. Bạn có thể chỉ mất 1 vài giây để có được thông tin đường găng, được các mối liên hệ giữa 1 công việc với các công tác khác, hay các mốc dự án quản trọng, sử dụng hiệu quả tài nguyên khi sử dụng đồng thời vào nhiều dự án khác nhau...Cập nhật chương trình ưu đãi hàng tháng của các khóa học trên PMx TẠI ĐÂY

Nguồn: PMx.vn

Sunday, January 30, 2022

Tết này đọc gì

ĐTC - Tết này đọc gì (Xuân Nhâm Dần - 2022)

Tết thường được xem là khoảng thời gian thảnh thơi nhất trong năm. Hầu hết chúng ta đều lựa chọn các hoạt động giúp tinh thần thoải mái và thư giãn sau một năm lao động miệt mài. Có bạn dành thời gian để khám phá thiên nhiên tươi đẹp thông qua các chuyến du lịch, có người chọn tụ tập nhậu nhoẹt cùng người thân và bạn bè. Nhưng cũng có những bạn thì lại thích đắm chìm vào không gian thư phòng đầy ắp những cuốn sách. Tết năm nay, nếu bạn chưa biết nên đọc gì thì hãy cùng xem ngay bài viết bên dưới đây của ĐTC để xem gợi ý về 5 cuốn sách hay ĐTC sẽ đọc "hưởng thụ" trong dịp Tết này.

Tặng bạn kho ebook đọc TẾT, hãy download: TẠI ĐÂY


Top 5 cuốn sách hay ĐTC chọn đọc Tết này.

1. THỦ LĨNH BỘ LẠC: THUẬT LÃNH ĐẠO XUẤT CHÚNG ĐỂ ĐƯA TỔ CHỨC VƯƠN TỚI MỘT TẦM CAO MỚI



Trong bất kì nhóm người nào cũng sẽ có một bộ lạc khoảng từ 20 đến 150 người, có sự quen biết nhau đủ rõ. Và nếu họ gặp nhau trên đường, họ sẽ dừng lại và nói “Xin chào”. Họ là những người có thể có tên trong điện thoại và danh bạ email của bạn.

Lãnh đạo bộ lạc là mối quan hệ tương hỗ giữa các nhà lãnh đạo và thành viên của bộ lạc. Các Thủ lĩnh Bộ lạc nỗ lực tập trung vào việc xây dựng – hay nói chính xác hơn là nâng cao văn hoá của bộ lạc. Nếu họ thành công, bộ lạc sẽ công nhận họ là thủ lĩnh, cống hiến hết mình, trung thành và như vậy họ sẽ liên tục có được những thành công.

Thủ lĩnh bộ lạc đã chỉ ra cách mà các nhà lãnh đạo đánh giá và giúp các đội nhóm của mình tăng năng suất và phát triển. Vì thế, cuốn sách trở thành công cụ đắc lực và thiết yếu đối với những nhà quản lý đang cố gắng tìm ra những điểm độc đáo mà có thể họ chưa từng chú ý tới trước đó. Trong cuốn sách bạn sẽ được chia sẻ về 5 giai đoạn phát triển của bộ lạc – thuật lãnh đạo xuất chúng để đưa tổ chức vươn tới một tầm cao mới.
Chim bay theo đàn, cá bơi theo dòng và con người đi cùng bộ lạc.
Link đặt sách: TẠI ĐÂY

2. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRONG THỜI ĐẠI SỐ

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRONG THỜI ĐẠI SỐ


“Xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời đại số” giúp bạn định vị lại hình ảnh của mình trong nền kinh tế tự do, vượt qua những giới hạn truyền thông để dành lấy cơ hội từ những nhà tuyển dụng khó tính nhất.

Với những phân tích chuyên sâu về tâm lý học, các bài tập thực hành thiết thực và những câu chuyện truyền cảm hứng.

Cuốn sách của Dawn Graham vạch ra con đường để bạn phát triển sự nghiệp như ý và trọng vẹn. Nếu bạn đang nghĩ đến việc thay đổi nghề nghiệp và hướng tới cuộc sống ý nghĩa hơn cho mình cũng như những người xung quanh, tác phẩm này dành cho bạn.
Nếu bạn không đầu từ vào bản thân, làm sao người khác có thể đầu tư vào bạn.
Đừng an phận. Hãy thành công trong công việc phù hợp.
Link đặt sách: TẠI ĐÂY


3. QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆU QUẢ THEO PHONG CÁCH NGƯỜI NHẬT

QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆU QUẢ THEO PHONG CÁCH NGƯỜI NHẬT

Công việc quản lý nhóm hoặc quản lý dự án thường gặp muôn vàn khó khăn và trắc trở. Tuy nhiên quản lý không phải là việc mang đến áp lực cho người quản lý là tận dụng tối đa khả năng của mọi người và tạo nên môi trường để có thể phát huy tối đa năng lực một cách thoải mái nhất.

Quản lý dự án hiệu quả theo phong cách người Nhật đúc kết nhiều bài học hay cùng những kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kỹ năng, thuật ngữ quản lý dự án khó hiểu được truyền đạt và diễn giải bằng ngôn từ gần gũi nhất giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và vận dụng.

Để hiểu được bức tranh toàn cảnh về quản lý dự án, hãy đọc cuốn sách này, bạn sẽ rút ra được những bài học hữu ích giúp bạn lập dự án, lên kế hoạch và thực hiện thành công!
Khi bắt đầu dự án, sẽ có rất nhiều vấn đề không chắc chắn nhưng càng làm, tình trạng mơ hồ ấy sẽ dần biến mất.
Link đặt sách: TẠI ĐÂY


4. LÀM ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT


OKRs là viết tắt của Mục tiêu và Kết quả then chốt
Mục tiêu là những gì chúng ta muốn đạt được, không hơn không kém. Nó phải có ý nghĩa, rõ ràng, theo hướng khả thi và lý tưởng nhất là tạo cảm giác muốn đạt được.

Kết quả then chốt sẽ đánh dấu và giám sát cách chúng ta đi đến những mục tiêu đó như thế nào? KRs hữu hiệu phải thể hiện được một cách rõ ràng và có khống chế thời gian, phải có tính công kích nhưng vẫn đảm bảo tính hiện thực.

OKRs được truyền bá rộng rãi hơn khi John Doerr đến gặp và tiếp xúc với từng nhà sáng lập ở giai đoạn bước đầu thành lập doanh nghiệp của họ. Với những kinh nghiệm làm việc tại Intel cùng Andy Grove, John đã đi khắp nơi để trình bày lý thuyết về mục tiêu và kết quả then chốt để từ đó truyền cảm hứng và giúp đỡ được rất nhiều công ty khởi nghiệp tạo nên những đột phá, làm dịch chuyển cả thế giới.

Quyển sách là tập hợp các câu chuyện có thật được chính những nhà sáng lập của Google, Nuna, MyFitnessPal, Remind, Gates Foundation, Ford, Wells Fargo,… kể lại. Có người thành công và cũng không thiếu người thất bại. Nhưng điểm chung là chúng đều để lại những bài học kinh nghiệm cho các nhà lãnh đạo khi muốn áp dụng OKRs.
Nếu không biết đích đến trên con đường chúng ta đang đi, khó lòng mà chúng ta đến được đó.
Link đặt sách: TẠI ĐÂY


5. TÀI LÃNH ĐẠO CỦA SIÊU LÃNH ĐẠO


Siêu lãnh đạo là người được nhân viên xem như hình mẫu quan trọng trong cả sự nghiệp, thậm chí là cả cuộc đời.

Vì sao? Vì họ giúp bạn:
  • Trở thành nhà lãnh đạo giỏi hơn, đồng thời giải phóng khả năng sáng tạo, kết nối và thực thi chưa từng có trong đội nhóm.
  • Đào tạo ra những tài năng “xịn” nhất thế giới và trở thành một thỏi nam châm thu hút tài năng cho tổ chức của mình.
  • Xác định ai là Siêu lãnh đạo để đầu quân vào công ty đó và có được sự thăng tiến vượt trội trong sự nghiệp.
Đó cũng chính là những gì mà Superbosses - Tài đào tạo của siêu lãnh đạo mang đến cho bạn.

Siêu lãnh đạo mang trong mình sự thông thái mà tất cả chúng ta có thể học hỏi và áp dụng để giúp người khác xây dựng một sự nghiệp đầy ý nghĩa. Và khi chúng ta giúp người khác tạo dựng được sự nghiệp theo cách họ mong đợi, đồng thời ta cũng gặt hái được lợi ích to lớn cho mình. Điều gì hạnh phúc hơn là giúp người khác đạt được ước mơ của họ? Điều gì có thể làm ta thỏa mãn hơn khi những hậu bối đứng ra tuyên bố với thế giới rằng chúng ta là người quan trọng trong cuộc đời họ?

Khi bạn áp dụng các bài học của Tài đào tạo của siêu lãnh đạo và thay đổi cách hành động, bạn sẽ đồng ý rằng: điều duy nhất tốt hơn cả chuyện làm việc cho những nhà lãnh đạo cừ khôi nhất thế giới là trở thành siêu lãnh đạo và làm việc cho chính mình.
Siêu lãnh đạo không muốn tuyển dụng những người cực kỳ tài năng và thông minh, mà họ muốn những người có tài năng khác thường và thông minh một cách đáng chú ý. Họ không muốn tuyển các nhà lãnh đạo bình thường mà muốn có những nhà đổi mới.
Link đặt sách: TẠI ĐÂY

Cuối cùng Đàm Tài Cap chúc bạn 1 năm mới luôn tràn đầy năng lượng, tình yêu thương, vạn sự thành công! Chờ ĐTC review những cuốn sách tuyệt vời trên sau khi đọc xong nhé.
5 cuốn sách Đàm Tài Cap sẽ đọc trong Tết này
5 cuốn sách Đàm Tài Cap sẽ đọc trong Tết này


Đừng quên nhận kho ebook đọc TẾT mà Đàm Tài Cap đã chia sẻ  TẠI ĐÂY nhé!

HAPPY NEW YEAR - 2022!

Tuesday, January 25, 2022

Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project

ĐTC - Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project

Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project


Nếu bạn là người đã và đang sử dụng Ms Project cho việc lập và quản lý tiến độ dự án. Đặc biệt các bạn đã tham gia các khóa học về Ms Project của ĐTC đều hiểu rằng việc xây dựng 1 bảng tiến độ dự án linh hoạt (Dynamic Schedule) à 1 trong những chìa khóa quan trọng của việc lập và quản lý tiến độ dự án. Một tiến độ linh hoạt là 1 tiến độ mà không có bất kỳ 1 ràng buộc "cứng" (Constraints) nào của các công việc.
Xem thêm:
Phân loại các mối ràng buộc công việc trong MS Project

Nếu bạn đã từng lập tiến độ theo phương pháp chọn ngày (Pick a date), tức bạn chọn ngày bắt đầu và kết thúc trực tiếp cho các công việc trong 2 trường dữ liệu (Column) Start & Finish thì có thể bạn đã "vô tình" tạo ra 1 bản tiến độ dự án chứa đựng các ràng buộc "cứng", dẫn đến các lỗi khi cập nhật, điều chỉnh tiến độ dự án.

Bảng tiến độ linh hoạt sẽ không tạo ra các lỗi tương tự như thế này. Thông tin về ngày tháng điều chỉnh của các công việc dựa trên dữ liệu được nhập vào mà không vi phạm bất kỳ 1 sự ràng buộc nào. 

Tuy nhiên, trong thực tế có phải là bảng tiến độ của bạn luôn có các yêu cầu về mốc hoàn thành hay ngày phải kết thúc 1 phần việc, công việc cụ thể nào đó không? Đó có thể là những cam kết thực hiện tiến độ được đưa vào trong nội dung hợp đông, trong các buổi họp chốt tiến độ... Đó chỉ là những kỳ vọng của các bên liên quan.

Và để thể hiện được thông tin đó trên Ms Project nhiều người làm tiến độ đã chọn cách tạo ra cho nó 1 ràng buộc (constraint) là "Finish No Latter than"  - Hoàn thành không muôn hơn . Tuy nhiên việc làm đó không nên, bạn có thể xem lại lý do trong 2 bài chia sẻ bên trên về các mối ràng buộc trong Ms Project.

Trong chia sẻ dưới đây ĐTC sẽ chỉ cho bạn cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project sẽ giải quyết được cho bạn yêu cầu thông tin trên mà tiến độ dự án vẫn linh hoạt, và bạn vẫn nhận được thông tin cảnh báo khi vi phạm. Bạn có thể áp dụng hướng dẫn dưới đây cho tất cả các phiên bản (version) Ms Project từ 2013 trở lên.

Bước 1: Xây dựng (lập) 1 bản tiến độ dự án chất lượng

Nói thì dễ nhưng làm được thì cũng hề đơn giản phải không bạn?
Tiến độ chất lượng là tiến độ đã được tính toán, xây dựng 1 cách hoàn chỉnh bao gồm các thông tin về trình tự, thời gian, nguôn lực...Vì nếu tiến độ của bạn chưa thực sự chất lượng (chưa phải bản chốt) thì việc thêm Deadline vào cũng không có giá trị, đôi khi còn làm vấn đề phức tạp thêm.
Tham khảo khóa học: Lập tiến độ căn bản với Ms Project để được hướng dẫn chi tiết các bước tạo ra các bản tiến độ chất lượng

Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project 1

Bước 2: Chèn trường dữ liệu (Cột) Deadline vào trong bảng tiến độ

Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project 2
Tiến độ dự án hoàn chỉnh

Bước 3: Khai báo (lựa chọn) ngày cho các Deadline của các công việc tương ứng.

Cuộn chuột đến công việc muốn thiết lập Deadline, click vào ô tương ứng của cột Deadline và chọn 1 ngày kỳ vọng hoàn thành cho công việc trong lịch sổ ra.
Ví dụ: Chọn Deadline cho công việc "Bê tông dầm sàn, cầu thang tầng 1" cần hoàn thành muộn nhất là 30/1/22 và "Bê tông dầm sàn, cầu thang tầng 2" cần hoàn thành muộn nhất là 10/2/22.

Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project 3
Chèn thông tin Deadline cho các công việc

Bước 4: Thực hiện tiến độ dự án và theo dõi cập nhật

Khi dự án được triển khai (tức tiến độ chạy) thì người làm quản lý tiến độ dự án sẽ theo dõi ngày bắt đầu, kết thúc, mối quan hệ, thời gian hoàn thành thực tế của các công việc và cập nhật vào bản tiến độ dự án. Nếu như công việc đó có ngày hoàn thành (Finish date) vượt qua thời hạn (Deadline) thì Ms Project sẽ tự động tạo ra 1 cảnh báo trong cột chỉ báo Indicator. Để từ đó người làm quản lý tiến độ dự án sẽ có những điều chỉnh, quản lý, triển khai phù hợp.
Tham khảo khóa học: Quản lý tiến độ căn bản với Ms Project để được hướng dẫn chi tiết cách theo dõi và cập nhật thông tín tiến độ dự án.

Cách tạo và sử dụng Deadline trong Ms Project 4
Cảnh báo vượt Deadline trong cột Indicator

Một vài lưu ý về Deadline:
- Có thể tạo Deadline cho bất kỳ 1 công việc nào (Task) hoặc hạng mục nào (Summary Task), dự án nào (Project Summary Task - nếu quản lý đa dự án trên 1 bản tiến độ dự án)
- Có thể Click đúp vào công việc muốn tạo Deadline, chọn thẻ Advance/ Deadline để tạo dữ liệu Deadline thay cho việc chèn cột như trên.
- Sử dụng Deadline vẫn thể hiện được đầy đủ thông tin kỳ vọng tiến độ của các bên liên quan và bảng tiến độ dự án vẫn "mềm".

Nếu bạn thấy bài chia sẻ này hay và hữu ích thì Like, share hay comment 1 điều gì đó chia sẻ hoặc chưa rõ của bạn nhé. Nếu bạn muốn xem Video chi tiết có thể follow trên kênh youtube của ĐTC hoặc tham gia khóa học online Làm chủ Ms Project (Tips & Tricks) trên trang PMx.vn




Sunday, January 16, 2022

Đổi định dạng giờ theo khung 24h trong Ms Project

ĐTC - Đổi định dạng giờ theo khung 24h trong Ms Project

Đổi định dạng giờ theo khung 24h trong Ms Project

Hãy bấm vào video dưới đây, bạn sẽ được chỉ dẫn chi tiết cách làm bạn nhé.



Nếu bạn muốn khám phá nhiều hơn các tips, trick để xử lý các vấn đề có thể bạn gặp phải trong quá trình sử dụng Ms Project để cải thiện năng lực sử dụng công cụ Ms Project lên mỗi ngày, thì khóa học LÀM CHỦ MS PROJECT (TIPS & TRICKS) dành cho bạn

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Name

Email *

Message *

Click để Tham gia & Khám phá