Đằng sau mỗi dự án thành công luôn có bóng dáng một nhà chỉ huy tài giỏi. Người đã phát triển dòng pin Chevy Volt của General Motor, nhà thiết kế giao diện mới của Facebook và “tổ sư” cho ra đời sản phẩm tẩy rửa thân thiện môi trường của Method, hãy lắng nghe bài học từ những nhà quản lý dự án hàng đầu thế giới và học hỏi kinh nghiệm quý báu từ họ.
Sự hoàn hảo là kẻ thù của thời hạn
“Trong quá trình xây dựng lại phần cứng cho mẫu bình ắc quy dành cho xe Chevy Volt, chúng tôi đã phải phối hợp rất chặt chẽ với nhà cung cấp và nhận ra rằng cần hoãn dự án lại 3 tháng để hoàn thành lại toàn bộ thiết kế. Tất cả đều cho rằng “Điều này không thể tin được. Các cậu không thể hoàn thành toàn bộ thiết kế chỉ trong 3 tháng”. Tất cả đều ngỡ ngàng khi chúng tôi không dự định dừng việc này lại. Các cậu sẽ làm gì? Thứ nhất, làm việc tích cực hơn. Thứ hai, cần đánh giá lại mục tiêu. Phương án tốt nhất là bạn cần hoàn thành đúng thời hạn dù kết quả chỉ đạt 95% hơn là đạt kết quả 100% nhưng lại trễ thời gian dự kiến. Nếu bạn trễ, không có gì xảy ra cả: bình ắc quy sẽ không nằm trong xe hơi và bạn chắng thể học được gì. Tuy nhiên, chúng tôi đã bắt kịp thời gian với kết quả đạt 98%”.
Luôn hiểu rõ bạn đang giải quyết vấn đề của ai
“Chúng tôi sử dụng kĩ thuật và nghiên cứu tiên tiến nhất từ phòng thí nghiệm tại thung lũng Silicon và biến chúng thành những sản phẩm mang lại lợi nhuận. Có một điều tôi ước mình biết nó sớm hơn: Không bao giờ quên khách hàng bạn là ai. Hãy cụ thể hóa khách hàng mục tiêu – đây là chìa khóa để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và giúp cả công ty luôn cảm thấy hứng khởi. Nhớ lại vào 2008 khi chúng tôi tung ra thiết bị điện thoại có sử dụng GPS cho phép người sử dụng truy cập thông tin về tình trạng giao thông một cách chính xác và cập nhật nhất. Tôi nghĩ ngay tới người bạn Jill của mình, cô bạn tôi mất ít nhất 25 phút để lái xe vào thành phố trong điều kiện giao thông thuận lợi và có khi cả giờ đồng hồ trong tình trạng kẹt xe. Câu hỏi loé lên trong đầu tôi là cô ấy cần thông tin gì để có sự lựa chọn tốt hơn? Bản thân câu hỏi cũng là câu trả lời”.
Đảm bảo bạn nói chuyện với đúng người
“Tháng 4/2007, chúng tôi tung ra Bloq, dòng sản phẩm dưỡng và chăm sóc cơ thể. Sản phẩm này gây cho chúng tôi không ít khó khăn và chẳng thu được tí lợi nhuận nào. Dung dịch trong chai quá đặc, cộng thêm kiểu dáng chai rất khó để xịt dung dịch ra. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, đã quá trễ để thay đổi. Kiểu sai sót này thật tức cười. Những người lẽ ra nên thảo luận nhiều với nhau để đưa ra quyết định đã không trao đổi thường xuyên. Người ta thường tạo ra những rào cản tiêu cực giữa các bộ phận trong công ty, vì thế chúng tôi đã có chính sách thay đổi chỗ ngồi của các thành viên của nhiều bộ phận mỗi sáu tháng. Điều này tạo ra rất nhiều khó khăn nhưng chúng giúp xây dựng mối quan hệ sâu hơn trong công ty”.
Tự hỏi “điều này có cần thiết hay không?”
“Chúng tôi luôn có ý tưởng để giúp người sử dụng giao tiếp tốt hơn, nhưng chúng tôi không phải lúc nào cũng chắc rằng chúng sẽ có hiệu quả. Với một thay đổi dù rất nhỏ trên website, chúng tôi đều tiến hành hàng loạt các thử nghiệm và kiểm tra. Một điều tôi đã tích lũy được, điều tôi ước giá như mình hiểu rõ nó sớm hơn trong sự nghiệp của mình là cách để tránh những “biến tuớng của chức năng”. Bạn chỉ có thể nhận ra chúng khi sáng tạo ra một chức năng và phát hiện ra rằng chúng đã có trước đó hay chỉ tạo thêm sự phức tạp không cần thiết. Thông thường chúng tôi thường vẽ ra sơ đồ quyết định, chỉ ra người sử dụng A, B, C để hình dung xem một chức năng sẽ được sử dụng ra sao. Nếu chúng không có ảnh hưởng tới A hay B và chỉ ảnh hưởng tới C trong một vài tình huống, điều này sẽ giúp bạn chuyển những ưu tiên của mình khá nhanh chóng”.
Theo PMF
0 nhận xét:
Đăng nhận xét