Tìm nội dung trên Blog

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Quy trình và công cụ quản trị rủi ro

ĐTC - Quy trình và công cụ quản trị rủi ro

Quy trình và công cụ quản trị rủi ro

Hiện tại hệ thống quản lý của hầu hết các công ty xây dựng vừa và nhỏ chưa có hệ thống quản lý rủi ro. Trong khi thực tế hiện tại lĩnh vực lĩnh vực này lại chứa đựng rất nhiều rủi ro như chậm tiến độ, vượt ngân sách, chất lượng sản phẩm xây dựng không đảm bảo… Cách ứng phó với rủi ro của các công ty hiện tại đang rất thụ động, tùy tiện và không có kế hoạch. Các rủi ro không được dự báo, cảnh báo trước, khi xảy ra thì mới tìm cách giải quyết. 

Ví dụ: Chậm tiến độ thi công ở công trường do chủ đầu tư chưa có bản vẽ được phê duyệt ... Tài chính của chủ đầu tư không tốt ... Điều khoản hợp đồng chưa chặt chẽ dẫn tới bất lợi khi xảy ra tranh chấp ....
Việc có một hệ thống quản trị rủi ro tốt không những giảm thiểu thiệt hại lãng phí, gia tăng lợi nhuận công ty mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho công ty.
Do đó yêu cầu cấp thiết của các công ty là phải triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và thực hiện quản trị rủi ro cho toàn bộ hệ công ty.

Trong bài viết này ĐTC sẽ chia sẻ với bạn 1 bài viết về quy trình và các công cụ quản trị rủi ro mà ĐTC đã có dịp tham gia khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho 1 công ty trước đây.

I - QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
Quy trình quản trị rủi ro
a) Bước 1: Lập danh sách các rủi ro
Giai đoạn này cần huy động trí tuệ tập thể để lập ra một danh sách các rủi ro tiềm tàng.
Ví dụ, trước khi ký kết một thực hiện một dự án BLĐ công ty sẽ họp nhóm các cá nhân, phòng ban liên quan để lập ra một danh sách các rủi ro theo như danh mục phân loại bên trên.

b) Bước 2, bước 3: Xác định khả năng xảy ra và mức độ ưu tác hại của các rủi ro
Hai bước này giúp rà soát kỹ lưỡng danh sách các rủi ro, để xác định thứ tự ưu tiên cho các rủi ro (Sử dụng Ma trận rủi ro).
Ở bước này cần trả lời 2 câu hỏi:
- Mỗi rủi ro có bao nhiêu khả năng trở thành sự thật?
- Mỗi rủi ro nếu trở thành sự thật thì sẽ gây tác hại đến mức nào? 

c) Bước 4: Ngăn chặn hoặc giảm nhẹ rủi ro
Bước này được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra.
Ví dụ, ở dự án A có một nhà cung cấp vật liệu xây dựng thường xuyên bị trễ tiến độ cấp hàng, chất lượng hàng hóa không đồng đều… thì có thể ngăn chặn rủi ro cho dự án B bằng cách tìm một nhà cung cấp khác đáng tin cậy hơn để thay thế. Trong trường hợp vẫn phải tiếp tục sử dụng nhà cung cấp đó thì cần phải thực hiện các giải pháp khác để cải thiện tiến độ cấp hàng và kiểm soát chất lượng đầu vào của hàng hóa để giảm nhẹ rủi ro.

d) Bước 5: Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó
Bước này là bước thể hiện các hành động cụ thể sẽ được thực hiện nếu rủi ro xảy ra. Cần trả lời câu hỏi “Nếu rủi ro đó trở thành sự thật, chúng ta sẽ làm gì?” (Sử dụng bảng liệt kê danh mục rủi ro).

e) Bước 6: Xác định điểm kích hoạt biện pháp ứng phó
Điểm kích hoạt là yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch quản trị rủi ro. Điểm kích hoạt được xác định là khi rủi ro đã trở thành sự thật và buộc phải triển khai các biện pháp ứng phó. Điểm kích hoạt là thời điểm tối ưu để có thể tối đa hóa giá trị của các biện pháp ứng phó.
Ví dụ, một thời hạn bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của một thầu phụ A đến ngày 7/2/2019 hết hạn trong khi chưa thực hiện khấu trừ hết trong các đợt thanh toán. Thì kế hoạch ứng phó là yêu cầu thầu phụ A gia hạn thời hạn bảo lãnh tạm ứng đó. Nếu thời gian để thực hiện việc gia hạn của ngân hàng là 1 tuần thì Điểm kích hoạt ở đây là ngày 1/2/2019.

II - CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO
Chúng ta sử dụng 2 công cụ chính và phổ biến sau:
1/ Ma trận rủi ro

2/ Bảng liệt kê danh mục rủi ro

STT
Tên rủi ro
Mô tả rủi ro và ảnh hưởng
Khả năng xảy ra
Tác động
Nguyên nhân
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu và ứng phó với rủi ro
1






2






3







Bên trên là những chia sẻ ngắn gọn về quy trình và một số công cụ quản trị rủi ro. Bài viết sắp tới ĐTC sẽ chia sẻ với bạn cách áp dụng công cụ quản trị rủi ro này trong Microsoft Project. Hãy follow để đón đọc nhé.

Từ khóa tìm kiếm:
- quản trị rủi ro
- quy trình quản trị rủi ro
- công cụ quản trị rủi ro
- risk management
- risk matrix

Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Tên

Email *

Thông báo *

MUA/ LẮP ĐẶT CAMERA WIFI EZVIZ CHỌN NGAY