Tìm nội dung trên Blog

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

2 Kỹ thuật rút ngắn tiến độ và ứng dụng trên MS Project

ĐTC - 2 Kỹ thuật rút ngắn tiến độ và ứng dụng trên MS Project

Trong lĩnh vực Quản lý Tiến độ Dự án, hầu hết chúng ta đều đã từng đối mặt với với vấn đề trễ tiến độ (hoặc có thể là do khách hàng /chủ đầu tư yêu cầu bàn giao sản phẩm/hạng mục trong thời gian sớm hơn). 

2 Kỹ thuật rút ngắn tiến độ và ứng dụng trên MS Project

Có hai kỹ thuật quan trọng để rút ngắn tiến độ hay đẩy nhanh tiến độ nhằm bắt kịp với thời hạn mà vẫn đảm bảo được phạm vi dự án là: Fast-Tracking và Crashing. Hai kỹ thuật này có những điểm giống và khác nhau. Bên dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về hai kỹ thuật này và cách dùng khi sử dụng Ms Project với 1 ví dụ cụ thể.

Fast-Tracking

- Là kỹ thuật rút ngắn tiến độ bằng cách thực hiện các hoạt động song song, chống lặp với nhau (một phần hoặc toàn bộ) để tiết kiệm thời gian.
- Các hoạt động được thực hiện song song nên cần phân tích kỹ tính chất các công việc, mặt bằng thi công... để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và cả hai có thể hoạt động đồng thời cùng lúc với nhau (có thể một phần hoặc toàn bộ)
- Kỹ thuật này thông thường không cần thêm nguồn lực bổ sung khác
- Fast-Tracking có thể tạo ra thêm rủi ro (như xung đột mặt bằng thi công, không đảm bảo khả năng cung ứng nguồn lực...)
Fast-Tracking là kỹ thuật được ưa tiên sử dụng khi cần rút ngắn tiến độ của những người làm quản lý tiến độ. 

Crashing

- Là kỹ thuật rút ngắn tiến độ nhằm rút ngắn thời gian thực hiện của các công tác bằng cách thêm vào nguồn lực bổ sung (tài lực và/hoặc nhân lực), tức thay đổi lại cơ cấu tài nguyên.
- Crashing sẽ làm tăng chi phí dự án vì nguồn lực bổ sung có thể thêm từ việc:
  • Làm thêm giờ/Tăng ca
  • Thêm nhân lực
  • Thuê ngoài
- Crashing thường được cân nhắc sử dụng sau kỹ thuật Fast-Tracking.
- Người làm quản lý tiến độ dự án (phụ trách dự án) cần quyết định công việc nào có thể dùng kỹ thuật này để chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Crashing có thể dẫn đến rủi ro tạo ra lỗi (defect) hay phải làm lại (rework).

Lưu ý: Cả hai kỹ thuật Fast-Tracking và Crashing đều phải áp dụng cho các hoạt động nằm trên Đường găng/ Đường tới hạn (Critical Path) để có thể rút ngắn thời hạn dự án. Nếu áp dụng cho các hoạt động không nằm trên Đường găng/ Đường tới hạn (Critical Path), nó sẽ chỉ làm tăng độ trễ (Float) mà không hề rút ngắn thời hạn dự án.

Kết quả tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm trên webNhững điều cần biết về đường găng của dự án

Kết quả tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm trên webNhững điều cần biết về đường găng của dự án

ỨNG DỤNG Fast-Tracking và Crashing TRÊN MS PROJECT

Giả sử ban đầu có 1 tiến độ với 3 công tác có thời gian và mối liên hệ như sau:

"Tiến độ ban đầu là 22 ngày, cần rút ngắn tiến độ xuống 20 ngày!"

Sử dụng Fast - tracking là chúng ta đi xem xét lại tính chất công việc, sự tương quan, và mặt bằng thi công thấy rằng công tác Xây móng và đổ bể tông trụ có thể vào làm trước khi công tác đào móng kết thúc được 2 ngày (vì đã đủ mặt bằng). Khi đó chúng ta chỉ việc điều chỉnh lại mối liên hệ giữa 2 công tác là xong (như hình minh hoạ). Kết quả tiến độ giảm được 2 ngày - còn 20 ngày.
Fast tracking

Sử dụng Crashing, chúng ta xem xét mặt bằng và thấy có thể sử dụng 2 máy đào cho công tác Đào móng - (gán thêm 1 máy đào vào cho công tác này), tính toán lại khối lượng công việc với việc sử dụng 2 máy đào chúng ta có thể giảm được 2 ngày (thực tế phải tính toán lại cụ thể). Kết quả tiến độ giảm được 2 ngày - còn 20 ngày, nhưng lúc đó chi phí dự án đã thay đổi do chúng ta đã sử thêm 1 máy đào.

Crashing

Like, share nếu bài viết hữu ích đối với bạn.
Tham gia cộng đồng MKT TẠI ĐÂY
THAM GIA KHÓA HỌC MS PROJECT PRO ĐỂ HỌC NHIỀU HƠN NỮA NHỮNG KIẾN THỨC HỮU ÍCH VỀ MS PROJECT 


Từ khóa tìm kiếm:
- rút ngắn tiến độ
- đẩy nhanh tiến độ
- phương pháp rút ngắn tiến độ
- Fast-Tracking và Crashing

Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Tên

Email *

Thông báo *

MUA/ LẮP ĐẶT CAMERA WIFI EZVIZ CHỌN NGAY